CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
VÀ TUYÊN TRUYỀN KIẾN THỨC THỐNG KÊ
GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 CỦA CỤC THỐNG KÊ KHÁNH HÒA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
-
Nâng cao hiểu biết pháp luật của đội ngũ công chức và người lao động trong
ngành Thống kê; nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về thống kê, kiến thức
thống kê của các đối tượng khác trong xã hội.
-
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành pháp luật của công chức và
người lao động trong ngành Thống kê; chấp hành pháp luật thống kê của các đối
tượng cung cấp, sử dụng thông tin thống kê nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
sử dụng thông tin thống kê góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng
pháp luật trong lĩnh vực thống kê, đồng thời làm tăng thêm niềm tin của người
sử dụng vào thông tin thống kê.
2. Yêu cầu
-
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền kiến thức thống kê cần
bám sát các văn bản quy phạm pháp luật và quy định về chuyên môn, nghiệp vụ
trong lĩnh vực thống kê, nhiệm vụ thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt
Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Chương trình điều tra thống
kê quốc gia... đồng thời bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành Thống
kê từng giai đoạn.
-
Đa dạng hoá các hình thức, bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa hình thức phổ biến,
giáo dục và tuyên truyền kiến thức thống kê với những hình thức mới đang được
áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp
luật và tuyên truyền kiến thức thống kê phù hợp với từng đối tượng, địa bàn.
Chú trọng phổ biến, giáo dục và tuyên truyền cho các đối tượng cung cấp thông
tin cho Hệ thống thống kê Nhà nước.
-
Đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện, phù hợp, hiệu quả. Đảm bảo các nhóm đối tượng
được phổ biến, giáo dục và tuyên truyền kiến thức thống kê nhận thức rõ quyền
và nghĩa vụ trong việc chấp hành pháp luật về thống kê nhằm mục đích nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật về thống kê trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân
dân.
-
Gắn giáo dục pháp luật với giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện ý thức tự giác tìm
hiểu, chấp hành pháp luật trong công chức và người lao động của ngành Thống kê.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền phải tiến hành đồng bộ
với việc tổ chức thực hiện pháp luật và công tác chuyên môn.
-
Công chức ngành Thống kê nắm vững pháp luật và kiến thức thống kê, luôn có ý
thức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục và tuyên truyền kiến thức thống kê
đến các đối tượng phù hợp.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công
chức và người lao động ngành Thống kê
-
Nội dung: Căn cứ kế hoạch, hướng dẫn của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật địa
phương và Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê xây dựng nội dung phổ biến, giáo dục
phù hợp cho công chức và người lao động. Chú trọng nội dung phổ biến, giáo dục
pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ, trách nhiệm của công chức
và người lao động.
-
Hình thức: Tổ chức hội nghị phổ biến quán triệt cho toàn thể công chức, người
lao động tại Cục Thống kê tỉnh và các Chi cục thống kê huyện, thị xã, thành phố
(có thể tổ chức lồng ghép với hội nghị tập huấn nghiệp vụ điều tra thống kê).
b) Phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê
cho các đối tượng sử dụng thông tin thống kê và cung cấp thông tin cho ngành
Thống kê
-
Nội dung: Tập trung vào vị trí, vai trò, lợi ích của hoạt động thống kê trong
xã hội; vai trò của thông tin thống kê; các quy định của pháp luật về quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm và các chế tài xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức
cung cấp và sử dụng thông tin thống kê...
-
Hình thức: Tổ chức hội nghị phổ biến cho
các đối tượng sử dụng thông tin thống kê và cung cấp thông tin bằng hình thức
phối hợp, lồng ghép với các hội nghị tập huấn điều tra; viết bài đăng trên trang
thông tin điện tử; đưa tin, bài viết trên hệ thống bảng điện tử LED; phổ biến,
giáo dục pháp luật về thống kê kết hợp với các hình thức tuyên truyền kiến thức
thống kê.
2. Tuyên truyền kiến thức thống kê
a) Tuyên truyền kiến thức thống kê cho
công chức ngành Thống kê, cán bộ thống kê cấp xã/phường/thị trấn, điều tra viên
-
Nội dung: Nghiệp vụ và phương án điều tra các cuộc điều tra thống kê; Chế độ
báo cáo thống kê cơ sở và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp; các hệ thống chỉ
tiêu thống kê, cơ sở dữ liệu thống kê; các nguyên tắc cơ bản của hoạt động
thống kê, tính độc lập của hoạt động thống kê, các hành vi bị nghiêm cấm trong
hoạt động thống kê, tính pháp lý của thông tin thống kê; chính sách phổ biến
thông tin thống kê, việc công bố các chỉ tiêu thống kê, thanh tra chuyên ngành
thống kê, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê…
-
Hình thức: Tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ thống kê, tập huấn điều tra thống
kê.
b) Tuyên truyền kiến thức pháp luật và
nghiệp vụ thống kê cho các đối tượng sử dụng thông tin thống kê
-
Nội dung: Khái quát về khái niệm, mục đích, ý nghĩa, phạm vi thu thập, nguồn số
liệu và phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê; các hành vi nghiêm cấm trong
hoạt động thống kê, các nguyên tắc chủ yếu của hoạt động thống kê, tính độc lập
trong các hoạt động thống kê, tính bảo mật của thông tin cá nhân; công bố chỉ
tiêu thống kê, chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nước; chất lượng, độ
tin cậy của thông tin thống kê, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin thống
kê.
-
Hình thức: Lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị công bố số liệu; gửi trực tiếp các tài liệu phù hợp; viết
bài đăng trên trang thông tin điện tử; đưa tin, bài viết trên hệ thống bảng
điện tử LED.
c) Tuyên truyền kiến thức pháp luật và
nghiệp vụ thống kê cho đối tượng là tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin cho
ngành Thống kê
-
Nội dung: Ý nghĩa, mục đích, lợi ích của công tác thống kê; tính khách quan,
trung thực, chính xác trong hoạt động thống kê; quyền và nghĩa vụ của cá nhân,
tổ chức trong việc cung cấp thông tin thống kê theo quy định của cơ quan có
thẩm quyền, thực hiện các yêu cầu của cơ quan thống kê nhà nước theo quy định
của pháp luật, được bảo mật thông tin cá nhân và chỉ nhằm mục đích tổng hợp
thông tin thống kê nhà nước; các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thống kê; khái niệm, phạm vi, nguồn số liệu và phương pháp tính các chỉ
tiêu thống kê. Trách nhiệm của công dân đối với nhà nước và xã hội, tuân thủ
các yêu cầu của cuộc điều tra cũng chính là đóng góp cho sự phát triển chung
của xã hội, trong đó có cá nhân, gia đình và cộng đồng mình đang sống.
-
Hình thức: Kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền để đạt hiệu quả, có trọng tâm,
trọng điểm: Ban hành công văn yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước, các doanh
nghiệp và dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện nghiêm túc chế độ
báo cáo thống kê cơ sở; viết bài đăng trên trang thông tin điện tử; đưa tin,
bài viết trên hệ thống bảng điện tử LED; trong các cuộc điều tra thống kê, tuyên
truyền thông qua phóng sự, bản tin phát thanh, truyền hình, hội nghị tập huấn,
tập trung tuyên truyền giải thích trực tiếp, tuyên truyền trên tờ rơi, thư gửi
hộ, nhân bản CD ROM “Hỏi và Đáp” để phổ biến sâu rộng.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh
phí thực hiện các nội dung trong Chương trình này được bố trí từ nguồn ngân
sách nhà nước theo quy định hiện hành và nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Thanh tra Thống kê
- Chủ động tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối
tượng liên quan thuộc phạm vi quản lý. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật thông qua hoạt động thanh tra và xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thống kê.
-
Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức thống kê trên trang
thông tin điện tử; đưa tin, bài viết trên hệ thống bảng điện tử LED; nhân bản
CD ROM “Hỏi và Đáp” nhận từ Tổng cục Thống kê để phát trên hệ thống truyền
thanh xã, phường.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Kế
hoạch này, đồng thời định kỳ lập báo cáo tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
thống kê gửi về Tổng cục Thống kê.
2. Các phòng nghiệp vụ cơ
quan Cục
Căn cứ Kế hoạch điều tra thống kê hàng năm của Tổng cục Thống
kê, các phòng nghiệp vụ cơ quan Cục thực hiện tuyên truyền pháp luật về thống
kê và nghiệp vụ điều tra thống kê thông qua các hội nghị tập huấn nghiệp vụ
điều tra đến công chức thống kê trong toàn
ngành; cán bộ kế toán - thống kê các doanh
nghiệp; cán bộ thống kê cấp xã, phường, thị trấn và điều tra viên được chọn tập
huấn nghiệp vụ phục vụ điều tra thống kê.
3. Chi cục Thống kê huyện, thị xã, thành
phố
-
Thường xuyên giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho công chức trong công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê và tuyên truyền kiến thức thống kê
đến mọi đối tượng khi thực thi công vụ. Kết hợp với các cuộc tập huấn điều tra
thống kê để tuyên truyền nghiệp vụ thống kê, kiến thức pháp luật về thống kê
đến điều tra viên, cán bộ thống kê xã, phường, thị trấn và các phòng ban chuyên
môn trực thuộc huyện, thị xã, thành phố.
-
Căn cứ Chương trình này và Kế hoạch công tác hàng năm của Cục Thống kê, các Chi
cục Thống kê có trách nhiệm tổ chức thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và
tuyên truyền về thống kê trên địa bàn./.